08:00 - 20:00
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN QUA ZALO
Bệnh Chlamydia ở nữ là một trong những căn bệnh lây đường tình dục do một loại virus có tên là Chlamydia Trachomatis gây ra. Tại Việt Nam căn bệnh Chlamydia ở nữ giới đang có xu hướng tăng mạnh, là có tỷ lệ mắc phải cao hơn nam giới.
Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia sẽ bị dính và tắc vòi tử cung. Khi kiểm tra soi ổ bụng có thể thấy vòi tử cung, buồng trứng bị dính vào phần xung quanh bộ phận sinh dục nữ bởi các dải xơ mỏng.
Bệnh chlamydia ở nữ không khó điều trị, tuy nhiên bệnh được xếp vào các bệnh stds nguy hiểm vì hầu như không có triệu chứng mà phát triển âm thầm cho tới khi gây ra các biến chứng: đi tiểu rát, viêm niệu đạo, dịch tiết cổ tử cung màu trong hoặc vàng…
Các dấu hiệu của bệnh chlamydia ở nữ giới thường rất nhẹ và không biểu hiện rõ ràng, sau dần đến giai đoạn cấp tính thì các triệu chứng mới bắt đầu phát giác mạnh và rõ ràng hơn. Thời gian ủ bệnh chlamydia ở nữ giới từ 1-3 tuần sau khi tiếp xúc với khuẩn chlamydia.
Một số triệu chứng và dấu hiệu của bệnh Chlamydia ở nữ giới được ghi nhận:
+ Dịch trắng xanh xuất ra bất thường ở âm đạo do nhiễm trùng cổ tử cung
+ Nổi rộp mẩn đỏ quanh khu vực âm đạo
+ Đau rát mạnh khi quan hệ tình dục, cơn đau âm ỉ dư âm sau khi quan hệ tình dục xong
+ Xuất hiện máu chảy ra từ âm đạo ngoài ngày hành kinh
+ Khí hư có mùi xuất hiện từ âm đạo
+ Đau ê ẩm vùng bụng dưới lan tỏa sang vùng lưng
+ Buồn nôn, sốt, đổ mồ hôi hột kèm theo chảy máu âm đạo
+ Đau bụng mạnh vùng rốn
Tuy nhiên tùy từng thể trạng cơ thể và chế độ sinh hoạt mà có những biểu hiện khác nữa của bệnh. Nhưng hầu hết tất cả người bệnh mắc chlamydia đều có những triệu chứng phổ biến như đã nêu ở trên.
Bệnh Chlamydia là bệnh do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis (CT) gây nên; cụ thể là lây qua đường quan hệ tình dục.
Chlamydia có 3 biến thể khác nhau về biểu hiện lâm sàng và sinh học:
Vi khuẩn chlamydia psittaci: thường có ở chim, lây nhiễm sang người gây bệnh sốt vẹt.
Vi khuẩn chlamydia pneumoniae: nguyên nhân chính gây bệnh về đường hô hấp.
Vi khuẩn chlamydia trachomatis: biến thể chính gây ra các bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục hoặc đau mắt hột.
Bác sĩ sẽ điều trị bệnh bằng kháng sinh. Bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết và đưa ra phác đồ điều trị đúng với tình trạng bệnh của mình.
Trong một số trường hợp, bệnh có thể tái đi tái lại nếu bạn không tuân thủ đúng phác đồ bác sĩ đưa ra. Bạn cần tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận.
Điều quan trọng là phải uống hết kháng sinh đúng như yêu cầu của bác sĩ để ngăn ngừa kháng thuốc và nhiễm trùng tái phát. Sau khi điều trị, bạn sẽ không có kháng thể chống lại các bệnh nhiễm chlamydia, do đó tái nhiễm vẫn có thể xảy ra.
Nguyên tắc khi điều trị chlamydia cần tuân thủ:
Khám và điều trị cho tất cả bạn tình (cả nam và nữ) có phát sinh quan hệ trong vòng 60 ngày trở về trước, để ngăn ngừa tái nhiễm và lây nhiễm cho người khác
Tránh quan hệ tình dục trong vòng 7 ngày sau khi bắt đầu điều trị, để tránh lây nhiễm cho bạn tình và tránh quan hệ tình dục dưới mọi hình thức cho đến khi kết thúc điều trị thành công cho cả bạn tình.
Điều trị kết hợp với các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác nếu có (lậu, trùng roi,…)
Khám và đánh giá lại 1 – 3 tháng sau khi kết thúc một đợt điều trị.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng:1900633598 - 0346335988 để được tư vấn và thăm khám một cách nhanh chóng và kịp thời, giúp bạn tối thiểu hóa mức độ nghiêm trọng của bệnh và tối ưu hoá hiệu quả điều trị.
Địa chỉ phòng khám: Số 59 Đoàn Thị Điểm, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.
Linh hoạt giờ khám chữa bệnh từ 8h00 – 20h00 tất cả các ngày trong tuần, người bệnh có thể chọn lựa khung giờ khám phù hợp với bản thân
TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ĐÀ LẠT